bạch cầu giảm có nguy hiểm không
Sức khỏe

Bạch cầu giảm có nguy hiểm không? Cách phát hiện và điều trị bệnh

Bạch cầu giảm có nguy hiểm không? Cách phát hiện và điều trị bệnh như thế nào sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo thêm. Hãy cùng theo dõi để bạn biết được bạch cầu giảm trong bệnh gì ảnh hưởng của chúng ra sao nhé.

Giảm bạch cầu có thể là do bạn mắc các bệnh tự miễn di truyền, hoặc do hệ miễn dịch bị suy giảm, hoặc do sử dụng một số loại thuốc gây ra ảnh hưởng. Vậy bệnh bạch cầu giảm này có mang đến có bạn nguy hiểm không sẽ được trả lời ngay sau đây.

Bạch cầu giảm có nguy hiểm không?

Bạch cầu có nhiệm vụ tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc. Thông thường, ở một người trưởng thành, số lượng bạch cầu dao động từ 4.500 đến 10.500 / UI. Vậy khi bạn bị giảm bạch cầu có nguy hiểm không? Chúng rất nguy hiểm và đáng được bạn quan tâm bởi những nguyên nhân sau đây:

1. Bệnh có sẵn

Do nhiễm virus: Các virus cấp tính như cảm lạnh hoặc cúm có thể gây giảm bạch cầu tạm thời. Trong ngắn hạn, nhiễm virus có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương.

Do các yếu tố của tế bào máu và xương như thiếu máu bất sản, lá lách hoạt động quá mức hoặc hội chứng loạn sản tủy,… có thể làm giảm bạch cầu.

Ung thư và bệnh bạch cầu có thể làm hỏng tủy xương, dẫn đến giảm bạch cầu.

Do mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao phổi.

Do rối loạn tự miễn dịch: khi cơ thể không nhận ra các tế bào của chính mình và bắt đầu tấn công chúng. Các bệnh gây rối loạn tự miễn dịch như lupus hoặc lupus ban đỏ hệ thống (SLE), Crohn, viêm khớp dạng thấp.

2. Lối sống và sinh hoạt

Do suy dinh dưỡng: thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể làm giảm lượng bạch cầu như vitamin B12, folate, đồng, kẽm …

Do điều trị ung thư ức chế quá trình sản xuất bạch cầu ở tủy xương dẫn đến giảm bạch cầu như hóa trị, xạ trị, ghép tủy.

Do sử dụng một số loại thuốc như điều trị bệnh đa xơ cứng, động kinh, thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, ức chế miễn dịch, kháng sinh, giải độc, …

Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng, khi cơ thể chống lại nhiễm trùng, nó có thể tạo ra các tế bào bạch cầu. Tình trạng này được gọi là giảm bạch cầu giả.

Với những nguyên nhân trên thì bạn đã biết bệnh bạch cầu thấp có nguy hiểm không rồi đấy. Nếu vậy làm sao bạn biết được mình đang gặp phải tình trạng này và cách điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo để bạn có câu trả lời nhé.

bạch cầu giảm có nguy hiểm không
Bạch cầu giảm có nguy hiểm không?

Cách phát hiện bạch cầu giảm

Giảm bạch cầu có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra toàn bộ lượng máu có trong cơ thể bạn. Các chỉ số xét nghiệm bạch cầu bao gồm:

  • WBC – Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu: giá trị trung bình khoảng 4.300-10.800 tế bào/mm3. Bạch cầu giảm trong các trường hợp như thiếu máu bất sản, nhiễm virus (HIV, virus viêm gan), thiếu vitamin B12 hoặc folate, dùng một số loại thuốc như phenothiazine, chloramphenicol, ..
  • LYM – Lymphocytes (là tế bào miễn dịch bao gồm tế bào lympho T và tế bào lympho B): giá trị trung bình dao động từ 20 đến 50%. Tăng bạch cầu trong trường hợp nhiễm HIV/AIDS, lao, ung thư, thương hàn nặng, sốt rét, …
  • NEUT – Bạch cầu trung tính (giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn): giá trị trung bình dao động từ 60 – 66%. Giảm bạch cầu trung tính trong bệnh thiếu máu bất sản, dùng thuốc ức chế miễn dịch, ngộ độc kim loại nặng …
  • MON – Bạch cầu đơn nhân (có vai trò chống lại vi khuẩn, virus, nấm và sửa chữa các mô bị tổn thương do viêm nhiễm): giá trị trung bình khoảng 4-8%. Giảm bạch cầu đơn nhân trong bệnh thiếu máu bất sản hoặc sử dụng corticosteroid.
  • EOS – Bạch cầu ái toan (tác dụng chống ký sinh trùng): giá trị trung bình dao động từ 0,1 – 7%. 
  • BASO – Bạch cầu ái kiềm (một vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng): giá trị trung bình dao động từ 0,1 đến 2,5%. Giảm bạch cầu ái kiềm có thể là do tổn thương tủy xương hoặc bạn stress, quá mẫn…
bạch cầu giảm có nguy hiểm không
Cách phát hiện bạch cầu giảm

Điều trị giảm bạch cầu

Những trường hợp bạch cầu giảm nhẹ có thể bạn không cần điều trị mà chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, bồi bổ. Trong trường hợp giảm bạch cầu nặng hơn, căn cứ vào nguyên nhân để điều trị:

  • Với thuốc kháng sinh khi bị nhiễm trùng.
  • Với các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Thay đổi thuốc nếu giảm bạch cầu do thuốc.
  • Điều trị các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.
  • Cấy ghép tế bào gốc.
  • Kích thích các tế bào tủy xương sản xuất nhiều bạch cầu hơn.
bạch cầu giảm có nguy hiểm không
Điều trị giảm bạch cầu

Giờ thì bạn đã biết bạch cầu giảm có nguy hiểm không cũng như cách bạn phát hiện và điều trị bệnh rồi đấy. Xét nghiệm bạch cầu là cách phát hiện tình trạng giảm bạch cầu để từ đó tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời. Vậy nên hãy nhớ khám sức khỏe định kỳ để biết tổng quát về sức khỏe cơ thể của bạn nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *