gãy xương bánh chè
Sức khỏe

Gãy xương bánh chè có nguy hiểm không? Thời gian hồi phục là bao lâu?

Gãy xương bánh chè là do nguyên nhân nào và có triệu chứng gì để nhận biết? Liệu có gây nguy hiểm không và thời gian phục hồi sau chấn thương là bao lâu? Cách chăm sóc và điều trị vỡ xương bánh chè sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Xương bánh chè là loại xương nhỏ nằm ở phần đầu gối và đóng vai trò quan trọng bảo vệ khớp gối. Xương bánh có mối liên hệ trực tiếp với hệ thống co duỗi gối nên bị thương sẽ ảnh hưởng vận động. Bài viết sau sẽ cho bạn biết nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết gãy xương bánh chè. Loại chấn thương này có gây nguy hiểm không và điều trị bằng phương pháp gì?

Nguyên nhân gãy xương bánh chè

Xương bánh chè được biết là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối của con người. Loại xương này nằm trước khớp gối có nhiệm vụ bảo vệ mặt trước của khớp gối. Bạn sẽ thường bị gãy xương bánh chè khi xảy ra các trường hợp sau:

gãy xương bánh chè
Xương bánh chè bị vỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Khi ngã đầu gối của bạn đập xuống đất.
  • Đầu gối đập vào vật cứng khi gối bạn đang ở trong tư thế gấp.
  • Bị đánh hoặc ném bằng đồ vật cứng một cách trực tiếp vào xương bánh chè.
  • Người luyện tập thể thao co gấp cẳng chân một cách đột ngột.
  • Bị các loại vũ khí sát thương chẳng hạn như bom, đạn, mìn…

Dấu hiệu vỡ xương bánh chè

Sau khi bị chấn thương, người bệnh có thể cảm thấy các triệu chứng sau:

  • Khớp gối của bạn bị sưng nề to và mất các lõm tự nhiên.
  • Xuất hiện các vết bầm tím dưới làn da – nếu để lâu
  • Xương bánh chè bị giãn cách, cử động bất thường hoặc bị tràn dịch khớp gối. Bạn không thể cử động được động tác duỗi gối như trước đây. Khi tiến hành chụp X Quang lúc này sẽ thấy xương bánh chè bị gãy.

Tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng gãy xương với việc đau, bong gân ở khớp gối.

Khi bạn đến thăm khám, bác sĩ có thể thấy triệu chứng bập bềnh ở xương bánh chè. Và có thể làm được động tác di động ngược chiều giữa 2 đoạn xương gãy ấy. Khi ấn vào nơi xương gãy thấy có điểm đau nhói và sờ thấy khe giãn cách giữa chúng.

Gãy xương bánh chè có nguy hiểm không và bao lâu hồi phục?

Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, thì chức năng khớp gối sẽ hồi phục sau 3-4 tháng. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ gây ra một số nguy hiểm sau:

gãy xương bánh chè
Gãy xương bánh chè nếu điều trị sai cách sẽ gây nguy hiểm
  • Viêm mủ khớp gối
  • Teo cơ tứ đầu đùi
  • Các dây chằng bao khớp bị xơ hóa và vôi hóa gây hạn chế vận động gấp duỗi gối. Chức năng của các chi cũng vì điều này mà rất khó có thể hồi phục.
  • Xương bánh chè liền lệch, gây biến chứng khớp giả xương bánh chè…

Vỡ xương bánh chè được điều trị bằng cách nào?

Bệnh nhân gãy xương bánh chè có thể điều trị bằng một trong hai cách dưới đây:

2.1. Phương pháp bó bột

Bó bột có thể cải thiện tình trạng chấn thương và vỡ xương bánh chè ở mức độ nhẹ. Lúc này bệnh nhân cần phải bất động và tập cơ cơ tĩnh bên trong nẹp. Cần phải tập chủ động những khớp tự do ví dụ như háng và cổ chân. Điều này sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn và nên tập đi với nạng. Ngoài ra, người bệnh cần phải tập duỗi khớp và động tác gấp gối tăng dần. Luyện tập những bài xuống tấn, đạp xe đạp, tập bơi và đi lên xuống cầu thang. Thời gian phục hồi gãy xương bánh chè đối với người bó bột là sau khoảng 2-3 tháng.

2.2. Phương pháp phẫu thuật

Với những trường hợp gãy xương ở mức độ nặng thì cần phải thực hiện phẫu thuật. Sau phẫu thuật từ 2-6 tuần, bệnh nhân cần phải vận động khớp gối, tăng cường sức mạnh của nhóm cơ đùi, giảm đau và phù nề. Thời gian phục hồi vỡ xương bánh chè sau khi thực hiện phẫu thuật khoảng là khoảng 6 tháng.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương bánh chè

Ngoài giải pháp điều trị, thời gian hồi phục vỡ xương bánh chè nhanh hay chậm phụ thuộc vào cách chăm sóc sau chấn thương. Nếu người bệnh được chăm sóc tốt, kiêng khem đúng cách thời gian hồi phục sẽ nhanh chóng. Sau đây là cách chăm sóc bệnh nhân gãy xương bánh chè bạn có thể tham khảo:

gãy xương bánh chè
Chườm lạnh khớp gối là cách giúp xương bánh chè nhanh hồi phục sau chấn thương
  • Xoa bóp thường xuyên nhằm chống kết dính vùng xung quanh sẹo mổ và xương bánh chè.
  • Tránh giảm đau và co cứng khớp gối bằng nhiệt trị liệu, điện xung, điện phân thuốc qua khớp gối. Với phẫu thuật buộc vòng chỉ thép không chỉ định sử dụng sóng ngắn để điều trị.
  • Mỗi ngày chườm lạnh khớp gối 20 phút, mỗi lần cách nhau 2h.
  • Vận động một cách nhẹ nhàng và tránh các động tác mạnh, lao động nặng sau gãy xương bánh chè.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua chế độ ăn uống mỗi ngày của người bệnh. Nên tăng cường những thực phẩm nhiều canxi, vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Người bệnh nên nghỉ ngơi đúng cách, không nên thức khuya, ngủ đủ giờ và đủ giấc.
  • Bệnh nhân không nên đi lại nhiều hoặc đứng trong thời gian quá lâu.
  • Tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc. Nhớ tái khám và kiểm tra theo đúng lịch đã hẹn với bác sĩ điều trị.

Qua bài viết trên bạn cũng đã thấy gãy xương bánh chè có thể gây nhiều nguy hiểm. Do đó, bạn cần có phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc đúng cách sau khi chấn thương. Tốt nhất, bạn nên hạn chế vận động mạnh và chỉ thực hiện các bài tập bác sĩ khuyến cáo. Khi cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở xương bánh chè thì nên liên hệ bác sĩ ngay.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *