sơ cứu gãy xương cánh tay
Sức khỏe

Hướng dẫn kỹ thuật sơ cứu gãy xương cánh tay và chân đúng cách

Gãy xương cánh tay là loại chấn thương tuy không gây nguy hiểm tính mạng nhưng nên điều trị sớm. Việc sơ cứu gãy xương cánh tay và chân đúng cách sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn. Kết hợp cùng với chế độ chăm sóc sau chấn thương đúng cách sẽ giúp vết thương mau lành.

Bạn có biết rằng, khi chúng ta còn là đứa trẻ sẽ có khoảng 10% nguy cơ bị gãy xương. Khi bạn đạt đến độ tuổi 50 thì nguy cơ gãy xương có thể tăng lên 25 đến 50%. Mặc dù nó không phải lúc nào cũng đe dọa tính mạng nhưng cần có cách xử lý và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ các triệu chứng sẽ giúp bạn có cách sơ cứu gãy xương cánh tay đúng cách.

Các triệu chứng gãy xương 

Trước khi tiến hành sơ cứu gãy xương cánh tay và chân, bạn cần nhận biết triệu chứng của nó. Khi bị gãy xương bạn sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:

sơ cứu gãy xương cánh tay
Cẳng tay đau mỗi khi cử động là dấu hiệu của gãy xương
  • Bạn có cảm giác đau dữ dội ở vùng bị thương. Cơn đau này sẽ càng nặng hơn khi bạn vận động khu vực này.
  • Tê ở khu vực bị thương
  • Xuất hiện màu bầm tím, sưng hoặc biến dạng ở vùng chấn thương.
  • Xương chọc ra khỏi da
  • Tại chỗ bị thương chảy ra nhiều máu.

Hướng dẫn kỹ thuật sơ cứu gãy xương cánh tay và chân đúng cách

Trước khi đợi xe cấp cứu đến, bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu gãy xương cẳng tay và chân sau:

2.1. Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng tay

Cách sơ cứu gãy xương cánh tay mà bạn cần ghi nhớ bao gồm:

  • Nên lập tức gọi vào số điện thoại cấp cứu 115.
  • Dùng một miếng vải sạch để cầm máu cho đến khi hết chảy máu.
  • Nếu xương bị gãy đang trong tình trạng đâm qua da, tốt nhất bạn đừng chạm vào. Hoặc bạn cũng không nên cố gắng đặt nó trở lại đúng vị trí ban đầu.
  • Để sơ cứu gãy xương cánh tay, nếu có thể bạn hãy nâng cánh tay lên trên tim.
  • Bạn cho đá vào túi chườm hoặc khăn, chườm nhẹ nhàng vào vùng bị chấn thương. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng sưng và đau cánh tay hiệu quả. Lưu ý rằng bạn không nên dùng đá lạnh chườm trực tiếp vào vết thương.
  • Đối với trường hợp xương cánh tay gãy ít nghiêm trọng, bạn dùng kéo cắt phần tay áo xung quanh nếu việc tháo tay áo gây ảnh hưởng đến vết thương.
  • Để cánh tay sát vào thân người của nạn nhân và cẳng tay vuông góc với cánh tay. Sau đó, bạn lấy hai chiếc nẹp, một nẹp để từ trong hố nách đến quá phần khuỷu tay. Chiếc nẹp phía bên ngoài để từ bả vai dài qua phần khớp khuỷu tay. Lưu ý rằng bạn có thể sử dụng nẹp Cramer tạo thành một góc là 90 độ. Việc này sẽ giúp đỡ cả phần cánh tay và cẳng tay của nạn nhân, sau đó băng dính lại.
  • Sau đó, bạn sử dụng 2 dây thuộc bản rộng buộc cố định lại phần nẹp. Sao cho một nẹp ở phía trên và một nẹp bên dưới ổ gãy. Sau đó bạn sử dụng chiếc khăn dài/dây vải dài đỡ cẳng tay treo trước phần ngực. Lưu ý cẳng tay cần phải vuông góc với cánh tay, bàn tay của nạn nhân để ngửa và cao hơn khuỷu tay. Bạn sử dụng băng bản rộng băng ép cánh tay vào thân người nạn nhân rồi thắt nút lại. 
  • Sau khi bạn áp dụng xong cách xử lý gãy xương cẳng tay thì chờ xe cấp cứu đến.
sơ cứu gãy xương cánh tay
Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cánh tay

2.2. Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân

Bên cạnh cách xử lý gãy xương cánh tay, bạn có thể sơ cứu cẳng chân bao gồm:

  • Tuyệt đối bạn không được di chuyển chân của nạn nhân. Việc chuyển động vết thương ở chân sẽ gây đau, chảy máu và làm tổn thương mạch máu. Dây thần kinh cũng bị tổn thương, khiến việc điều trị sau đó sẽ khó khăn hơn.
  • Bạn có thể sử dụng thanh gỗ, bìa các tông cứng để cố định và nâng đỡ chỗ gãy xương. Bạn cần phải cố định cả hai khớp phía trên và phía dưới xương gãy giống ở cánh tay.
  • Nâng chỗ xương gãy lên vị trí cao hơn tim nếu có thể được. Bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng ở vết thương. Lưu ý bạn cũng không được dùng đá lạnh để chườm trực tiếp vào vị trí chấn thương.
  • Bạn không được cho nạn nhân ăn hay uống bất kỳ thứ gì vào lúc đó.
  • Gọi vào số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức và chờ xe đến.

Bạn có thể tự chăm sóc vết xương gãy như thế nào?

Sau khi đã tiến hành sơ cứu gãy xương cánh tay và chân, người bệnh được đưa đến bệnh viện. Phẫu thuật xong, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem nạn nhân có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm để giảm đau và sưng.

sơ cứu gãy xương cánh tay
Người bị gãy xương sau khi phẫu thuật nên nghỉ ngơi và tránh vác vật nặng

Trong thời gian bó bột, tốt nhất người bệnh nên nghỉ ngơi và tránh vác vật nặng. Việc lái xe cũng không nên thực hiện trong khoảng thời gian này. Nên tránh xa những khu vực có nhiệt độ cao và không nên làm ướt bột bó.

Nếu bác sĩ khuyên người bệnh nên sử dụng nạng, hãy tìm hiểu kỹ cách dùng chúng cho đúng. Nếu cảm thấy bị ngứa bên trong phần chi bó bột, không nên dùng bất kỳ vật gì chọt vào. Thay vào đó, hãy thổi không khí mát vào khe ở giữa bột và da để làm dịu bớt cảm giác ngứa ngáy.

Điều bạn cần nhớ rằng, khi bị gãy xương hãy đưa người bệnh đến bệnh viện để điều trị. Nếu bạn là người chăm sóc người xương hãy luôn nói chuyện để họ không chú ý vào cơn đau.

Bài viết trên cũng đã hướng dẫn cho bạn kỹ thuật sơ cứu gãy xương cánh tay và chân. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể giúp bạn áp dụng vào tình hình thực tế. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho người bị gãy xương trước khi đợi xe cấp cứu đến.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *