Thuốc chữa căng cơ hiệu quả đáng ngạc nhiên bạn nên sử dụng là gì sẽ được cung cấp trong bài viết để bạn tham khảo một cách rõ ràng nhất. Hy vọng với những thông bên dưới có thể giúp bạn giảm đi tình trạng căng cơ và trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Các triệu chứng thường gặp của căng cơ là đau cơ và chuột rút. Căng và đau cơ có thể xảy ra ở một nơi hoặc nhiều nơi do vận động quá sức, tổn thương cơ khi vận động, viêm cơ hoặc bệnh về cơ,… Việc dùng thuốc điều trị căng đau cơ phải tùy từng trường hợp cụ thể và có chỉ định của bác sĩ.
Xem nhanh
Thuốc chữa căng cơ hiệu quả nhất
1. Sử dụng thuốc Tây chữa căng cơ
Căng cơ dẫn đến đau vùng bị tổn thương vậy nên bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen và paracetamol (acetaminophen). Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác trong thời gian này. Bạn nên nói với bác sĩ để ngăn ngừa tương tác thuốc hoặc tác dụng phụ.
- Đối với ibuprofen, do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên thận trọng khi dùng cho trẻ em và phải có chỉ định của bác sĩ. Cần uống đúng liều lượng, uống 6 – 8 giờ một lần (khi cần).
- Đối với paracetamol, dùng đúng liều lượng do nhà sản xuất khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ định của thầy thuốc. Dùng lại sau mỗi 4-6 giờ (nếu vẫn còn đau).
Hiện nay trên thị trường thường có các loại thuốc phối hợp ibuprofen và paracetamol với các biệt dược khác nhau. Vì vậy, khi mua thuốc bạn cần đọc kỹ thành phần thuốc này.

Ngoài ibuprofen và paracetamol là những loại thuốc chữa đau cơ thông thường. Trong trường hợp đau dữ dội, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc khác do bác sĩ chỉ định, bao gồm: diclofenac, naproxen, thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật: gabapentin, carbamazepine, pregabalin. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với bệnh. Vì vậy bạn không nên tự ý điều trị mà phải có chỉ định của bác sĩ.
2. Bài thuốc dân gian chữa căng cơ
Lá lốt tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ lạnh, giảm đau. Mẹo chữa căng cơ đau cơ bằng lá lốt được khá nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:
- Ngâm 200g rễ lá lốt đã rửa sạch với 1,5l rượu trắng trong một tháng.
- Dùng rượu xoa bóp vùng bị căng, đau.
Gừng chứa nhiều hoạt chất zingiberene, có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và giảm sưng đau. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 1kg gừng tươi rửa sạch, đập dập, ngâm với 2 lít rượu trắng trong 3 ngày.
- Dùng rượu gừng để xoa bóp vùng bị đau căng mỗi tối trước khi đi ngủ.
Sử dụng ngải cứu là cách chữa đau căng cơ tại nhà nhanh nhất. Đối tượng thường áp dụng phương pháp này là những người bị đau căng do nhiễm lạnh, thoát vị đĩa đệm, rối loạn kinh nguyệt. Cách thực hiện như sau:
- Lấy một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, để ráo rồi đun với muối trắng.
- Bọc hỗn hợp vào một chiếc khăn và chườm lên vùng bị đau trong khoảng 15 phút.

3. Thuốc điều trị giãn cơ vân
Thuốc giãn cơ vân bằng hệ thần kinh trung ương có tác dụng ức chế chọn lọc các interneurons. Từ đó kiểm soát trương lực cơ ở não và tủy sống và giảm trương lực cơ xương, gây giãn cơ. Có nhiều loại thuốc viên hoặc thuốc tiêm tiêu cơ vân bao gồm: Tolperisone, eperisone, thuốc giãn cơ mydocalm, thuốc giãn cơ decontractyl,…
Thuốc dùng ngoài trị căng cơ, đau cơ hiệu quả
Thuốc bôi trị căng, đau cơ thường là thuốc bôi hoặc miếng dán. Thuốc xoa bao gồm những loại có hoạt chất methyl salicylate đơn lẻ hoặc kết hợp với một số chất khác. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm khác nhau với nhiều thương hiệu hay các loại dầu gió thông dụng.
Khi xoa ngoài da, thuốc thẩm thấu vào bên trong giúp giảm đau cơ, xoa bóp ngày 3-4 lần. Miếng dán cũng bao gồm các loại thuốc có hoạt chất chính là methyl salicylate. Kết hợp với manthol, camphor và capsaicin dùng để bôi ngoài da tại vị trí bị đau.
Trường hợp đau cơ điều trị bằng các loại thuốc thông thường nêu trên cần đi khám ngay. Để bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân cụ thể mới có chỉ định điều trị bằng thuốc phù hợp.

Cách chữa trị không dùng thuốc và phòng ngừa căng cơ
Căng đau cơ có thể điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc khác. Chẳng hạn như tập thể dục, xoa bóp thư giãn, chườm đá,… Các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng các biện pháp kết hợp kể cả nghỉ ngơi và kê cao vùng bị đau. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước nóng khoảng 20 phút hoặc chườm ấm lên vùng cơ bị đau. Sử dụng con lăn để massage tại nhà ở vùng cơ bị đau. Châm cứu hoặc vật lý trị liệu cũng góp phần điều trị tốt chứng đau cơ.
Để chủ động phòng ngừa căng, đau cơ, bạn cần thực hiện động tác kéo giãn cơ trước và sau khi vận động. Trước khi vận động theo các bài tập, cần khởi động bằng quá trình làm nóng cơ thể. Chú ý uống đủ lượng nước cần thiết, nhất là những ngày nắng nóng và vận động nhiều.
Giờ thì bạn đã biết thuốc chữa căng cơ hiệu quả đáng để bạn sử dụng là gì rồi phải không nào. Đối với trường hợp nhẹ bạn có thể thực hiện những gợi ý trên bài viết này tại nhà. Nhưng khi bệnh có biến động bạn cần đến ngay bệnh viện, để bác sĩ khám chữa bệnh hiệu quả và an toàn hơn nhé.